Mỗi nhà xưởng sản xuất đều cần có các hệ thống thông gió và lọc bụi cũng như cần vệ sinh thường xuyên để giảm lượng bụi trong không khí nhằm tạo một môi trường làm việc an toàn cho nhân viên. Sau đây Trần Gia M&E xin giới thiệu những hệ thống lọc bụi công nghiệp hay được sử dụng.
1. Hệ thống lọc bụi cyclone
Hệ thống này sử dụng phương pháp ly tâm để tách bụi, bao gồm cyclone hoặc tổ hợp các cyclone. Hệ thống thường sử dụng để lọc bụi thô, kích thước hạt bụi lớn 100 – 5µm. Hệ thống lọc bụi cyclone có thể xử lý dòng khí bụi có nhiệt độ cao đến 400°
Ưu điểm:
- Chi phí lắp đặt và bảo dưỡng hợp lý.
- Hiệu suất lọc bụi cao giúp tiết kiệm điện năng.
- Kết cấu vững chắc đảm bảo độ bền và tuổi thọ cao.
- Khả năng vận hành ổn định trong môi trường bụi, độ ẩm cao.
- Lưu lượng lớn, áp suất thấp, độ ồn thấp dưới mức tiêu chuẩn.
Nhược điểm:
- Không thể thu hồi bụi kết dính.
- Tổn thất áp suất trong thiết bị tương đối cao.
» Xem thêm: Hệ thống hút lọc bụi công nghiệp (Cyclone) do Trần Gia M&E cung cấp.
2. Hệ thống lọc bụi bằng phương pháp ướt
Dòng khí mang bụi tiếp xúc với chất lỏng, bụi được giữ lại và thải ra ngoài dưới dạng bùn cặn (thường ta dùng nước nên hay gọi là hệ thống lọc bụi bằng nước). Do tiếp xúc dòng khí nhiễm bụi với chất lỏng hình thành bề mặt tiếp xúc pha. Bề mặt tiếp xúc pha này bao gồm các bọt khí, tia khí, tia lỏng, giọt lỏng và màng lỏng. Thiết bị thu hồi bụi ướt tồn tại các dạng bề mặt khác nhau, do đó bụi được thu hồi theo nhiều cơ chế khác nhau.
Ưu điểm:
- Hiệu quả xử lý bụi cao hơn.
- Nguy hiểm cháy, nổ thấp.
- Cùng với bụi có thể thu hồi hơi và khí.
- Có thể sử dụng khi độ ẩm và nhiệt độ cao.
- Có thể ứng dụng để thu hồi bụi có kích thước đến 0,1µm.
Nhược điểm:
- Chất lỏng tưới thiết bị thường là nước.
- Bụi thu được ở dạng cặn do đó phải xử lý nước thải, làm tăng giá quá trình xử lý.
- Các giọt lỏng có khả năng bị cuốn theo khí và cùng với bụi lắng trong ống dẫn và máy hút bụi.
- Khi kết hợp quá trình thu hồi bụi với xử lý hóa học, chất lỏng được chọn theo quá trình hấp thụ.
- Trong trường hợp khí có tính ăn mòn cần phải bảo vệ thiết bị và đường ống bằng vật liệu chống ăn mòn.
3. Hệ thống lọc bụi hấp thụ
Hệ thống hấp thụ khí dùng để xử lý khí và mùi. Tháp hấp thụ khí dùng phương pháp chất hấp thụ (than hoạt tính, zeolite) để hấp thụ và loại bỏ chất khí hóa học, khí hữu cơ bay hơi, ketone, andehyde, ester, axít hữu cơ, các chất hữu cơ chứa nitơ và sulfur. Khả năng khử từ 83 – 99% tùy theo loại bụi – chất khí. Hệ thống hấp thụ thường dùng trong ngành sản xuất hóa chất và dược phẩm, y tế.
Ưu điểm:
- Có thể kết hợp xử lý cả bụi và khí thải.
- Hiệu suất cao, đặc biệt đối với chất khí có khả năng hòa tan tốt.
- Có thể xử lý khí có nhiệt, các loại bụi dầu nhờn, dễ cháy nổ và lưu lượng lớn.
- Dung dịch hấp thụ dễ kiếm, có thể tuần hoàn.
Nhược điểm:
- Không sử dụng với loại khí thải có mật độ bụi lớn.
4. Hệ thống hút bụi túi (vải)
Hệ thống hút bụi gồm các túi vải lọc bụi đặt trong buồng kín cố định. Với đường ống hút gom bụi phân bố đến từng khu vực có sinh bụi, ta sử dụng hệ thống này khi lượng bụi sinh ra lớn và để tổ hợp gom bụi vào một nơi. Với kết cấu lớn, hệ thống thường dùng cho các nhà máy thức ăn chăn nuôi, nhà máy xi măng, nhà máy gạch, nhà máy thép… Hệ thống có thể lọc bụi tinh, kích thước hạt bụi cho kiểu lọc bụi búi là từ 2-10µm, có thể lọc bụi có hơi ẩm, hiệu quả xử lý của phương pháp khá cao từ 85 – 99.5%.
Ưu điểm:
- Có khả năng hút bụi ở nồng độ thấp
- Lọc được nhiều loại bụi khác nhau
- Hiệu quả lọc cao
- Dễ dàng thay túi lọc, rọ lọc, bảo trì hệ thống
- Dễ tính toán, thiết kế.
Nhược điểm:
- Thường xuyên hoàn nguyên khả năng lọc
- Vải dễ bị hư hỏng
Hệ thống lọc bụi túi di động
Hệ thống này gồm các túi lọc bụi đặt trong buồng kín, buồng kín đặt trên các bánh xe di chuyển, kết cấu gọn nhẹ, di động linh hoạt có thể mang đi, sử dụng cho máy hoạt động riêng lẻ ví dụ như máy mài, máy trộn, máy cưa, máy ép, máy phay, máy đóng bao, hoạt động không thường xuyên hoặc lượng bụi ra không nhiều, dung tích thùng chứa bụi đến hơn 100 lít.
» Xem thêm: Hệ thống hút bụi di động 2 túi vải nhà máy Bình Dương do Trần Gia M&E lắp đặt.
5. Hệ thống lọc bụi tĩnh điện
Lọc bụi tĩnh điện là hệ thống lọc bỏ các hạt bụi có kích thước nhỏ khỏi dòng không khí chảy qua buồng lọc, trên nguyên lý ion hoá và tách bụi ra khỏi không khí khi chúng đi qua vùng có trường điện lớn. Buồng lọc bụi tĩnh điện được cấu tạo hình tháp tròn hoặc hình hộp chữ nhật, bên trong có đặt các tấm cực song song hoặc các dây thép gai. Hạt bụi với kích thước nhỏ, nhẹ bay lơ lửng trong không khí được đưa qua buồng lọc có đặt các tấm cực.
Trên các tấm cực, ta cấp điện cao áp một chiều cỡ từ vài chục cho đến 100KV để tạo thành một điện trường có cường độ lớn. Hạt bụi khi đi qua điện trường mạnh sẽ bị ion hoá thành các phân tử ion mang điện tích âm sau đó chuyển động về phía tấm cực dương và bám vào tấm cực đó.
Ưu điểm
- Hiệu suất khử bụi cao: Có thể hơn 99%
- Tổn thất áp lực dòng nhỏ
- Có thể lọc được bụi có kích thước rất nhỏ: 0.1µm
- Lưu lượng khói đi qua thiết bị lớn
- Chịu được nhiệt độ cao: có thể lên đến 4500C,..
Nhược điểm:
- Chi phí vốn cao: Giá một máy lọc tĩnh điện khá cao, thấp nhất trên 30 triệu, dòng công suất cao có thể tới vài trăm triệu cho một hệ thiết bị. Điều này khiến ứng dụng lọc tĩnh điện vào đời sống bị hạn chế mặc dù hiệu quả thực tế triển khai vượt mong đợi.
- Yêu cầu không gian lắp đặt: Kích thước máy lọc tĩnh điện khá lớn, yêu cầu không gian lắp rộng, phù hợp. Kích thước phía trước mặt máy (khoảng thoáng phía trước) tối thiểu 1m đảm bảo việc bảo dưỡng vệ sinh phin lọc có thể diễn ra dễ dàng. Đây là một phần ảnh hưởng trực tiếp tới sự phổ biến đáng có của thiết bị lọc tĩnh điện công nghiệp.
Để hiểu rõ hơn cũng như được tư vấn về các loại hệ thống lọc bụi cho xưởng sản xuất, quý khách hàng vui lòng liên hệ Trần Gia M&E theo số hotline: 0933.778.666 hoặc email: trangiame.vn@gmail.com để được hỗ trợ và giải đáp tốt nhất.